Sở hữu trí tuệ dược phẩm
MasterBrand có đội ngũ chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và đại diện đăng ký, bảo vệ và phát triển các đối tượng: Nhãn hiệu, Sáng chế/Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp, Quyền tác giả, Quyền liên quan, Chỉ dẫn địa lý, Giống Cây trồng, Tên thương mại, Bí mật kinh doanh, Nhượng quyền thương mại và Chuyển giao công nghệ. Thông qua MasterBrand, Doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ đầy đủ về mặt pháp lý, nhanh chóng về thời gian và tiết kiệm về chi phí.
Mỗi một đối tượng của Quyền Sở hữu trí tuệ đều có những điều kiện bảo hộ khác nhau, tuân thủ theo các loại hồ sơ, thủ tục khác nhau, do vậy để đảm bảo hồ sơ đăng ký đáp ứng được tiêu chuẩn luật định, Doanh nghiệp cần được tư vấn một cách chuyên nghiệp, đầy đủ nhất.
Bảo hộ sáng chế dược phẩm tại Việt Nam
Theo Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành của Việt Nam, điều kiện để được bảo hộ đối với sáng chế liên quan đến dược phẩm của tương tự như các sáng chế khác và bao gồm tính mới trên phạm vi thế giới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp.
Các đối tượng liên quan đến dược phẩm được bảo hộ sáng chế có thể ở dạng chất hóa học để bào chế thuốc (hoạt chất); hỗn hợp dược chất để bào chế thuốc; dược phẩm/công thức thuốc; phương pháp hoặc qui trình điều chế hoạt chất để bào chế thuốc; phương pháp hoặc qui trình để bào chế thuốc,; phương pháp hoặc qui trình để để chiết tách thành phần hoạt chất từ dược liệu. Tuy nhiên, phương pháp phòng ngừa, chuẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật là đối tượng không được bảo hộ sáng chế theo Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành.
Cũng như hồ sơ đơn đăng ký các đối tượng sáng chế khác, hồ sơ đơn đăng ký sáng chế liên quan đến dược phẩm cần phải có bản mô tả sáng chế và yêu cầu rằng bản mô tả sáng chế phải bộc lộ hoàn toàn bản chất của đối tượng dược phẩm cần được bảo hộ và phải có đầy đủ các thông tin đến mức căn cứ vào đó, bất kỳ người nào có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng đều có thể thực hiện được giải pháp đó. Bản mô tả sáng chế cũng phải làm rõ tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng của giải pháp kỹ thuật cần được bảo hộ. đặc biệt, bản mô tả sáng chế liên quan đến dược phẩm cần phải nêu rõ kết quả của các thử nghiệm lâm sàng và các tác dụng dược lý của dược phẩm, ít nhất phải bao gồm các thông tin sau đây:
a) Chất hỗn hợp được sử dụng
b) Phương pháp (hệ) thử nghiệm được sử dụng;
c) Kết quả thử nghiệm; và
d) Mối tương quan giữa jết quả về tác dụng dược lý thu được trong thử nghiệm với ứng dụng thực tế của dược phẩm trong phòng, chuẩn đoạn và điều trị bệnh.
Ngoài ra, trong quá trình xét nghiệm đơn sáng chế liên quan đến dược phẩm, nếu có cơ sở (thông tin hoặc chứng cứ) để nghi ngờ về tính xác thực của các thông tin trong đơn, Cục sở hữu trí tuệ có thể yêu cầu người nộp đơn phải nộp các tài liệu thể hiện kết quả thử nghiệm thuốc trên cơ thể người, động vật hoặc thực vật nêu trong bản mô tả khi đối tượng yêu cầu bảo hộ là dược phẩm dùng cho người, động vật hoặc thực vật.
Về quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế được bảo hộ, chủ sáng chế liên quan đến dược phẩm được bảo hộ có quyền cho phép hoặc không cho phép người khác sử dụng hoặc khai thác sáng chế liên quan đến dược phẩm đã được bảo hộ của anh ta. Tuy nhiên, có một số ngoại lệ mà người khác có thể sử dụng hoặc khai thác sáng chế liên quan đến dược phẩm được bảo hộ mà không cần sự đồng ý của chủ sở hữu sáng chế hoặc người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền. Các trường hợp này bao gồm:
a) Việc sử dụng sáng chế liên quan đến dược phẩm đang được bảo hộ nhân danh Nhà nước nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân và đáp ứng các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội;
b) Sử dụng hoặc khai thác sáng chế liên quan đến dược phẩm đang được bảo hộ của bên thứ ba theo Li-xăng cưỡng bức được nhà nước cấp;
c) Nhập khẩu các sản phẩm: dược phẩm, các hoạt chất hoặc hỗn hợp để bào chế thuốc đang được bảo hộ theo sáng chế mà các sản phẩm này được chủ sở hữu sáng chế hoặc người được chủ sở hữu cấp li-xăng đưa ra thị trường nước ngoài một cách hợp pháp (nhập khẩu song song); và
d) Sử dụng sáng chế cho mục đích các nhân hoặc các mục đích phi thương mại
Qui định về các ngoại lệ nói trên của luật sở hữu trí tuệ Việt Nam phù hợp với các qui định tương ứng của Hiệp ước về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIP) ngày 15 tháng 4 năm cũng như nội dung của Tuyên bố Doha về Hiệp định TRIP và sức khỏe cộng đồng ngày 14 tháng 11 năm 2001.
Đăng ký Sở hữu trí tuệ dược phẩm - Đại diện SHCN MasterBrand
Dịch vụ tư vấn bảo hộ sáng chế dược phẩm tại Việt Nam - Đại diện Sở hữu công nghiệp MasterBrand