Quy định về nhãn hàng hóa
Một số ý kiến chia sẻ
"Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa; cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân có liên quan" - anh Hoàng cho biết.
"Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát" - chị Thương chia sẻ.
"Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc" - chị Hồng chia sẻ.
Ngày 14/04/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam hoặc nhập khẩu hàng hóa phải ghi nhãn cho hàng hóa, trừ một số hàng hóa như:
- Bất động sản
- Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, tài sản di chuyển.
- Hàng hóa là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người dùng, hàng hóa đã qua sử dụng, hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ nội địa, hàng hóa là nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu xây dựng, phế liệu không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng…
Trong đó, nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung gồm:
- Tên hàng hóa
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa
- Xuất xứ hàng hóa và các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa.
- Cụ thể, với nhóm hàng hóa là lương thực, nhãn hàng hóa bắt buộc phải có định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thông tin cảnh báo (nếu có)
- Với rượu, phải có định lượng, hàm lượng etanol, hạn sử dụng (nếu có), hướng dẫn bảo quản (đối với rượu vang), thông tin cảnh báo (nếu có), mã nhận diện lô (nếu có).
- Đối với thuốc lá, thông tin bắt buộc trên nhãn bao gồm định lượng, ngày sản xuất, thông tin cảnh báo, hạn sử dụng và mã số, mã vạch…
Với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa.
Nhãn phụ cũng được sử dụng với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường, đồng thời, phải có dòng chữ in đậm “Được sản xuất tại Việt Nam”.
Riêng với nhãn hàng hóa, bao bì thương phẩm gắn nhãn hàng hóa được sản xuất, in ấn trước ngày 01/06/2017 vẫn được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 01/06/2019.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2017. Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Mỗi cá nhân, tổ chức cần có thái độ tích cực trong việc chấp hành những nghị định được ban hành về nhãn hàng hóa.
Ngoài ra hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty in tem nhãn uy tín, chất lượng tốt với giá cả phải chăng phù hợp với mọi khách hàng.
Download file word mẫu văn bản: Nghị định 43/2017/NĐ-CP của chính phủ về nhãn hàng hóa
>>http://cdn.vanbanphapluat.com/asset/home/img/downloadvanban/nghi_dinh_ve_nhan_hang_hoa.doc
>> xem thêm: In Nhãn Mác Sản Phẩm
Bài viết tham khảo nguồn từ most.gov
Đăng bởi Mãnh Nhi Tags: thông tư hướng dẫn nghị định 43/2017, thông tư hướng dẫn nghị định 43/2017/nđ-cp