Làm gì khi điện thoại cũ sạc pin quá chậm
Tại sao điện thoại cũ lại sạc pin chậm?
Chiếc điện thoại yêu quý của bạn trong những ngày tháng tươi đẹp khi nó vừa được bạn rước về, nó chỉ cần khoảng 1-2 tiếng là đã có thể biến biểu tượng viên pin từ màu đỏ sangmàu xanh với con số 100% quyến rũ.
Nhưng giờ đây, nó lại dở chứng, bạn phải chờ dài cả cổ để nó có thể sạc đầy pin, và lại phải sạc tiếp chỉ trong vài tiếng sử dụng. Tại sao lại như vậy, có thể là nó đã bị 1 trong 8 “căn bệnh” dưới đây rồi đấy.
Khả năng thứ 1: Dây cáp hỏng
Nếu điện thoại cũ sạc pin chậm thì đầu tiên là bạn nên kiểm tra dây cáp USB. Điều này cũng khá dễ hiểu vì đây là thứ bạn sử dụng hàng ngày và thường bị vất lung tung. Và thường thì sợi dây cáp này cũng chẳng được các nhà sản xuất quan tâm bảo vệ mấy đâu.
Khi thấy nó có dấu hiệu bất thường như các ngàm trong hoặc ngoài bị cong thì nên thay mới ngay vì khi đó nếu vẫn sử dụng có thể nó sẽ ảnh hưởng đến cổng sạc trên điện thoại. Nếu bạn đã thay dây mà vẫn sạc chậm, thì hãy đọc tiếp.
Khả năng thứ 2: Nguồn điện
Nếu bạn sử dụng PC để sạc điện thoại thì nó sẽ được sạc rất chậm, ngay cả khi sạc với USB 3.0 thì nguồn điện đầu ra chỉ là .9A và .5mA cho USB 2.0, con số này là rất thấp so với nguồn điện cao nhất mà điện thoại có thể sạc. Và nếu bạn dùng sạc không dây thì tốc độ sạc cũng sẽ không bằng sạc qua dây USB.
Khả năng thứ 3: Củ sạc có vấn đề
Cũng giống như với dây cáp USB, củ sạc cũng là một thành phần thường xuyên bị chúng ta bỏ quên và “bạ đâu vứt đó” nhất, và nó cũng không được thiết kế để chịu lực rơi rớt gì cả, vậy nên nếu điện thoại có dấu hiệu sạc chậm thì bạn có thể mượn thử củ sạc còn tốt của một người bạn và thử xem nó có hoạt động tốt với máy mình không, và chuẩn bị tiền để mua cái mới, dù sao thì giá của củ sạc cũng không cao lắm.
Khả năng thứ 4: Điện thoại đã quá cũ
Những chiếc điện thoại hiện đại ngày nay thường được trang bị bộ xử lý hỗ trợ sạc nhanh hơn, và một số thiết bị còn có tính năng sạc cấp tốc. Nếu điện thoại của bạn sạc pin chậm hơn những người có điện thoại thuộc model mới hơn thì vấn đề có thể là do điện thoại của bạn đã cũ quá rồi. Tuy nhiên, nếu bạn có một chiếc điện thoại mới, và nó từng có thể sạc khá nhanh, nhưng giờ lại sạc rất chậm, vấn đề có thể nằm ở pin.
Khả năng thứ 5: Pin bị hỏng
Cũng như điện thoại, bạn càng sử dụng lâu thì pin của thiết bị càng xuống cấp, lúc này nếu bạn sử dụng một chiếc điện thoại có pin không gắn liền thì rất dễ dàng, chỉ cần ra cửa hàng điện thoại và mua một cục pin mới, nhưng phải chắc chắn rằng mua pin có chất lượng tốt. Còn nếu chẳng may sở hữu một thiết bị có pin gắn liền thì chỉ còn cách gửi lại cho hãng để thay thế mà thôi.
Khả năng thứ 6: Là do bạn
Bạn có bị nghiện game di động, hay nghiện mạng xã hội không? Bạn có thường sử dụng điện thoại khi đang sạc pin không? Đa phần người dùng điện thoại đều không biết rằng thứ “nuốt” pin nhiều nhất chính là màn hình. Nếu muốn sạc pin nhanh hơn thì tốt nhất là hạn chế dùng điện thoại lúc đang sạc.
Khả năng thứ 7: Ứng dụng chạy ngầm
Có thể thiết bị của bạn đang phải chạy những ứng dụng ngầm, và chúng sẽ khiến cho bạn sạc pin lâu hơn, nếu chiếc điện thoại của bạn vừa sạc pin lâu, vừa mau hết pin hơn bình thường thì có thể nguyên nhân chính là do những ứng dụng này. Các ứng dụng trên Android thường đi vào chế độ chạy ngầm sau khi sử dụng. Hãy dùng một trình quản lý tác vụ và kiểm tra xem những ứng dụng chạy ngầm nào bạn không muốn và tắt chúng đi hoặc thử xóa đi xem tình trạng pin có cải thiện không.
Khả năng thứ 8: Cổng sạc trên điện thoại có vấn đề
Cổng sạc trên hầu hết các thiết bị đa phần đều không có gì che chắn, do vậy, có thể nó sẽ bị các vật lạ như bụi, xơ vãi, cát,… dính vào. Nếu bạn không chú ý và cứ cắm sạc thì có thể sẽ làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Bạn có thể dùng mắt hoặc kính lúp để kiểm tra và dùng tăm nhựa, hoặc bàn chải đánh răng khô để vệ sinh cổng sạc.
Bên cạnh đó, tiếp xúc với mồ hôi và môi trường ẩm ướt có thể làm cho cổng sạc bị ăn mòn, để cho an toàn và tránh bị mất bảo hành thì bạn nên mang ra cửa hàng để họ sửa lại. Tuy nhiên, nếu bạn có máu “vọc” thì cũng có thể tháo thiết bị ra và dùng giấm trắng và cồn để sửa chữa.
Điều tồi tệ nhất có thể xảy đến với cổng USB là nó đã bị hỏng, hoặc gãy các khớp bên trong, lúc này thì bạn thật sự nên đưa nó cho cửa hàng, hoặc những người có kinh nghiệm để sửa.
4 'thủ phạm' khiến bạn sạc pin cho thiết bị di động cũ lâu đầy, bạn có biết?
Nhiều người dùng thiết bị di động cho rằng, việc sạc pin lâu đầy đều do thỏi pin bị "chai". Nhưng điều đó chỉ còn đúng trong quá khứ, vì với công nghệ chế tạo pin tân tiến hiện nay thì ít nhất tuổi thọ pin cũng đạt tầm 3 năm sử dụng mới thấy có "vấn đề".
Bạn sẽ không quá khó để tìm thấy những lời khuyên trên Internet nhằm tăng thời lượng sử dụng pin trên thiết bị di động, đại loại như: tắt những tính năng này, gỡ cài đặt những ứng dụng kia, không nên sử dụng những tính năng đó,... Vâng! Nếu dõi theo các mẹo này thì đây không còn là một chiếc điện thoại thông minh nữa. Dẫu biết sẽ giúp tăng thời lượng sử dụng nhiều hơn và lâu phải sạc pin hơn, nhưng điểm trừ là nó sẽ chẳng còn "thông minh" đúng nghĩa, khi mà có quá nhiều tính năng bị hạn chế.
Các nhà nghiên cứu chuyên sâu về cấu tạo của pin Li-Ion đã chỉ ra rằng, tuổi thọ của pin được tính theo chu kỳ sạc đầy và hết cạn pin. Hay nói theo cách khác, nếu bạn tăng số lần sạc pin lên bằng cách sạc nó khi pin chưa quá thấp và rút sạc ra khi nó chưa quá đầy, tuổi thọ pin sẽ được tăng lên đáng kể.
Cụ thể hơn, theo các nhà nghiên cứu, nếu bạn thường xuyên xả pin trên smartphone xuống còn 0% và sạc đầy nó lên 100% thì trữ lượng tối đa của nó sẽ bị suy giảm đến 30% chỉ sau khoảng 300 đến 500 chu kỳ sạc. Trong khi đó, nếu thay đổi phương thức sạc, tức là chỉ sạc 50% trữ lượng pin thay vì 100%, thì thời gian "lão hóa" này được kéo dài gấp nhiều lần với khoảng sau 1200 - 1500 chu kỳ sạc.
Với công nghệ chế tạo pin tân tiến nhất hiện nay thì ít nhất tuổi thọ pin của thiết bị di động cũng đạt tầm 3 năm sử dụng mới thấy có "vấn đề" và việc sạc pin lâu đầy đều do 4 nguyên nhân sau đây.
1. Nơi cắm sạc
Câu hỏi đặt ra tiếp theo là bạn thường sạc pin điện thoại ở đâu? Vì dân công nghệ dùng laptop và mỗi khi điện thoại hết pin thì cứ cắm sạc trực tiếp vào máy tính thông qua cáp USB. Tuy dòng điện được truyền sang rất ổn định và tốt hơn, nhưng thời gian sạc lại lâu hơn rất nhiều so với việc bạn cắm sạc trực tiếp vào ổ điện.
Sạc pin kiểu này... "chắc nhanh"?
Đặt trường hợp, cắm sạc vào ổ điện mà vẫn không cải thiện được tình hình thì bạn nên đem điện thoại sang nhà kế bên hay đến công ty sạc thử, nếu kết quả khả quan hơn thì gần như chắc chắn ổ điện nhà bạn đang gặp vấn đề gì đó và bạn cần gọi thợ sửa điện đến nhà ngay lập tức.
2. Adapter sạc khác hãng
Trong một số trường hợp bạn bị mất Adapter sạc hay do mua hàng xách tay không có bộ sạc chuyên dụng cho máy, vì thế bạn đã đi mua bộ cáp sạc hãng khác để sử dụng. Tuy nhiên, không phải bộ sạc nào cũng tương thích tuyệt đối với thiết bị của bạn và từ đó sẽ khiến việc sạc pin bị chậm hơn so với thông thường.
Ngoài ra, việc dùng bộ sạc thương hiệu khác để kết nối smartphone với máy tính thông qua cổng USB chẳng hạn, thì thường người dùng sẽ bị tê tay do điện giật. Nếu đó là lần đầu bạn biết về tình trạng này, không sơ ý bạn sẽ làm rơi máy xuống nền gây mất thẩm mỹ.
3. Hạn chế tuyệt đối vừa sạc, vừa sử dụng
Bạn đừng đặt câu hỏi tại sao mà điện thoại của mình lại sạc pin lâu kinh, trong khi bạn vẫn "cày" game và trò chuyện trên Facebook suốt trong quá trình sạc. Cũng giống như việc bạn vừa tập thể hình, vừa uống nước, thì dù có bao nhiêu lít nước bạn cũng uống hết. Đấy là lý do tại sao, bạn nên để điện thoại "nghỉ mệt" trong quá trình sạc, nhằm hạn chế việc giảm tuổi thọ pin sau này của máy.
Chắc hẳn chúng ta vẫn còn nhớ tai nạn thương tâm, một nữ tiếp viên hàng không của Trung Quốc đã bị thiệt mạng do sử dụng iPhone 5 khi đang sạc. Nguyên nhân của cái chết là do dùng bộ sạc "dỏm" cộng với việc nghe điện thoại khi máy đang nạp điện.
4. Điện thoại đời cũ
Cuối cùng, việc điện thoại của bạn sạc lâu hơn so với các mẫu smartphone mới hiện nay là do sử dụng vi xử lý đời cũ, thay vì chip Qualcomm thế hệ mới chẳng hạn. Bởi trong các con chip xử lý mới đều được trang bị công nghệ sạc pin "thần tốc".
Chẳng hạn như HTC One M9 sử dụng chip mới của Qualcomm được trang bị công nghệ Quick Charge 2.0. Còn OPPO có công nghệ sạc siêu tốc VOOC như trên N3. Trên bộ đôi Galaxy cao cấp S6 và S6 Edge của Samsung, cũng sử dụng công nghệ sạc nhanh và đây là những smartphone có khả năng sạc đầy pin nhanh nhất hiện nay.
Làm gì khi điện thoại cũ sạc pin quá chậm?
Vấn đề xảy ra có thể do rất nhiều tình huống, điện thoại của bạn không nhận khi nó được cắm sạc vào, hoặc nó quá trình này rất chậm, đó là những lời phàn nàn phổ biến.
Dưới đây là một số tình huống khắc phực việc di động không sạc pin hoặc quá trình đó diễn ra không nhanh.
1. Tự sửa cổng USB
Giải pháp nhanh, dễ và thành công cao nhất là bạn tự sửa chữa trên phần cứng thực tế của bạn. Vấn đề thường gặp là khi bề mặt kim loại bên trong các cổng sạc USB và microUSB tiếp xúc không tốt hoặc bị lỗi sản xuất, nhất là khi dây cáp sạc hay được rút ra cắm vào liên tục.
Tất cả những gì bạn cần làm là tắt nguồn điện thoại, tháo pin nếu có thể và sử dụng những công cụ nhỏ kiểu như tăm để bẩy các tab nhỏ bên trong cổng USB trên smartphone hoặc tablet lên.
Hãy làm cẩn thận và nhẹ nhàng, sau đó lắp lại pin và cắm lại sạc. Đa số các trường hợp sau khi làm như vậy là khắc phục được tình trạng cắm sạc không nhận.
2. Hãy loại bỏ những xơ vải, chất bám dính và bụi bẩn
Bạn có thường xuyên giữ điện thoại trong túi quần jean của bạn? Nếu vậy, những xơ vải có thể là thủ phạm khiến sạc tiếp xúc không tốt với cáp và là lý do khiến số lần sạc bị tăng lên một cách không hợp lý.
Đã có trường hợp các cổng sạc bị dính đầy kẹo hay socola sau khi bị kẹt trong một túi xách cùng một gói kẹo dễ chảy nước. Một bình khí nén có thể thổi bay những “thủ phạm” này và khiến kết nối USB của bạn trở lại trạng thái bình thường.
3. Kiểm tra xem có trục trặc gì với dây cáp?
Phần không bền nhất của bộ sạc chính là dây cáp. Người dùng Apple đặc biệt hay gặp trục trặc với chỗ kết nối giữa dây và củ sạc, bởi vì sự độc quyền công nghệ của Apple và cáp Lightning cũng khá đắt, những sợi dây cáp mỏng manh rất dễ bị tổn thương với những tác động vật lý và thường xuyên bị uốn cong, vặn xoắn.
Việc thay thế một dây cáp USB ngẫu nhiên cho điện thoại của bạn là một trải nghiệm không mấy thú vị. Cách dễ nhất để chuẩn đoán dây cáp có bị lỗi hay không là hãy thử nó với các thiết bị củ sạc hay máy tính khác nhau để xem nó hoạt động có chuẩn hay không. Nếu đúng là dây cáp có vấn đề thì đó chính là thời điểm để thay một dây cáp mới.
4. Kiểm tra củ sạc
Nếu dây cáp không bị làm sao, hãy kiểm tra các củ sạc, đặc biệt là những sạc mà dây cáp cắm vào thường xuyên bị rút ra.
Ngoài ra, hãy đảm bảo sự kết hợp giữa bộ đôi dây cáp và củ sạc đi theo cặp chuẩn khi sạc pin cho các thiết bị khác nhau, vì điều này sẽ giúp bạn xác định được khả năng thiết bị bị lỗi chứ không phải do dây cáp hay củ sạc. Tất nhiên, bạn cũng phải đảm bảo rằng không có vấn đề gì với ổ cắm điện trên tường nữa.
5. An toàn là trên hết
Không sạc điện thoại ở gần khu vực có nước hoặc trong điều kiện quá nóng hay ẩm ướt. Ngoài ra, không nên sạc khi pin điện thoại đã đầy, sạc qua đêm khi pin điện thoại của bạn chỉ cần 2-3 tiếng để sạc là một ý tưởng tồi vì có thể dẫn đến tình trạng pin phát nổ hoặc gây hư hại điện thoại của bạn.
Trong khi điện thoại có một bộ chuyển mạch sẽ tự ngắt khi pin đã được sạc đầy, nhưng đôi khi bộ chuyển mạch này lại không hoạt động tốt, vì vậy để chắc chắn được an toàn, hãy tránh để tình huống đó xảy ra.
Nếu bạn đang tìm kiếm một lựa chọn thay thế một bộ sạc và cáp cũ ở nhà thì hãy cảnh giác với những sản phẩm giá rẻ của các bên thứ ba có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng mà có thể gây hại cho thiết bị của bạn. Với bất cứ thiết bị điện nào, hãy tuân thủ tất cả các quy tắc về tiêu chuẩn an toàn liên quan.
6. Thay pin
Pin thường là điểm yếu của điện thoại vì nó sẽ bị chai pin theo năm tháng. Việc thường xuyên sạc và xả pin với cường độ cao sẽ nhanh phải thay pin mới hơn.
Nếu pin của bạn đã trở nên kém chỉ sau 6 tháng sử dụng thì nhiều khả năng cục pin bị lỗi, bạn có thể yêu cầu dịch vụ bảo hành thay thế miễn phí, nhưng nếu bạn đã dùng được qua 2-3 năm thì có thể pin cũng hết thời hạn tuổi thọ của nó.
Một số loại pin bị lỗi rất dễ phát hiện, bởi vị nó thường bị phồng lên và hay rò rỉ chất lỏng. Nếu không phát hiện ra điều gì bất thường rõ ràng từ bên thì hãy tháo vỏ thiết bị và kiểm tra cục pin bên trong (tuy nhiên một số thiết bị đặt pin trong khoang kín khiến người dùng phổ thông không kiểm tra được).
Nếu vỏ điện thoại không thể mở được, thì bạn có thể đặt thiết bị úp lưng trên một mặt phẳng và xoay nó. Một cục pin phồng lên sẽ làm biến dạng vỏ, bạn có thể không để ý thấy chỗ phình nhưng khi xoay thì điểm này rất dễ lộ ra. Nếu có nghi ngờ pin bị sưng hoặc rò rỉ, hãy mang ra cửa hàng kiểm tra hoặc thay thế pin uy tín.
7. Cách sạc khác nhau sẽ mang đến hiệu quả khác nhau
Sạc cắm trực tiếp lên ổ cắm điện trên tường thông thường sẽ sạc pin nhanh hơn sạc qua PC hay laptop, bởi vì cổng USB của máy tính không cung cấp nhiều năng lượng.
Khi sạc qua ổ cắm trên tường có thể sẽ cung cấp gấp đôi năng lượng so với khi sạc qua cổng USB, trong trường hợp sạc nhanh có thể cung cấp gấp 5 lần năng lượng, có nghĩa là thời gian sạc sẽ nhanh hơn nhiều. Vì vậy, nếu điện thoại của bạn sạc chậm khi bạn sạc nó qua kết nối với laptop thì đó là vấn đề do bạn.
Nếu ổ cắm sạc trên tường không có đủ thông số kỹ thuật để xem có phù hợp với thiết bị của bạn hay không thì một bộ sạc của điện thoại khác có thể sẽ không cung cấp đủ năng lượng cần thiết. Ví dụ, một bộ sạc cho tai nghe Bluetooth sẽ không truyền năng lượng được nhiều như bộ sạc thiết kế riêng cho điện thoại di động.
Những mẫu điện thoại đời mới nhất có thể được trang bị bộ sạc nhanh nhưng bộ sạc có thể sẽ không làm được điều đó với các thiết bị cũ.
8. Cập nhật hoặc khôi phục trạng thái cũ
Cập nhật phần mềm và phiên bản Android mới có thể làm giảm tuổi thọ pin, đặc biệt khi nâng cấp các thiết bị với cấu hình đã quá cũ so với những phần mềm mới.
Thiết bị mới hơn thường được tối ưu hóa để tận dụng lợi thế của các phần mềm mới nhất trong khi thiết bị đã 2-3 năm tuổi của bạn thì nên cân nhắc trước khi tạo cho nó một “bước nhảy” công nghệ.
Nếu bạn đã trót cập nhật lên phiên bản mới nhất của hệ điều hành và không khắc phục được vấn đề, hãy xem xét khả năng khôi phục trở lại phiên bản Android trước đó.
Tương tự như vậy, đôi khi tuổi thọ pin trên thiết bị của bạn lại được tăng cường đáng kể nhờ việc nâng cấp phần mềm. Vì vậy nếu bạn nghĩ khả năng này xảy ra thì hãy vào menu Settings > About phone để tiến hành thao tác cập nhật.
9. Tắt bớt các ứng dụng tiêu tốn năng lượng khi sạc pin
Nếu bạn đang sạc pin trong khi bật 100% độ sáng màn hình hay lướt web trên 3G thì các thiết bị sẽ mất nhiều thời gian để sạc hơn nếu bạn tắt màn hình đi và ngắt các kết nối mạng Wi-Fi hay 4G đi.
Chuyển điện thoại sang chế độ máy bay hoặc tắt thiết bị hoàn toàn khi đang sạc pin sẽ giúp pin được sạc nhanh nhất. Hãy nghĩ thao tác đó như một cơ hội để bạn cho phép thiết bị nghỉ ngơi một chút và giúp điện thoại bạn đỡ bị “chai” pin hơn.
Tìm mua điện thoại cũ chất lượng, uy tín ở đâu?
Xem thêm thông tin mua bán điện thoại cũ mới nhất tại MuaBanNhanh.com. Để được cập nhật thông tin mua bán điện thoại cũ tốt nhất hiện nay hãy xem ngay: Mua điện thoại cũ
Nguồn: https://blog.muabannhanh.com/lam-gi-khi-dien-thoai-cu-sac-pin-qua-cham/60242
Đăng bởi Võ Thiện By Tags: mua bán điện thoại, mua điện thoại giá rẻ, tìm mua điện thoại cũ rẻ, điện thoại, điện thoại bền, điện thoại cũ, điện thoại cũ bền, điện thoại cũ giá rẻ, điện thoại mới, điện thoại mới chất lượng, điện thoại mới giá rẻ, điện thoại rẻ